Những thói quen gây ung thư vú

Ung thư vú là bệnh lý ác tính rất thường gặp ở phụ nữ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ cho kết quả khả quan. Theo thống kê, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 100 lần ở nam giới và thường gặp ở độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi.

Hiểu một cách đơn giản, người bệnh sẽ bị chẩn đoán ung thư vú khi các có các tế bào ung thư hình thành trong mô vú. Khoảng 70% trong tất cả các trường hợp ung thư vú đều bắt đầu trong các ống dẫn và 10% bắt đầu trong tiểu thùy.

Tính đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân ung thư vú chính xác, tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ và thói quen xấu hàng ngày có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:

  • Chế độ ăn uống, lối sống: Phụ nữ uống rượu, bia, chế độ ăn nhiều mỡ và đường hay thói quen hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
  • Ít vận động: Ít vận động cũng là một trong các yếu tố nguy cơ gây mắc ung thư vú.
  • Thuốc tránh thai, liệu pháp hormone: Phụ nữ có tiền sử dùng thuốc tránh thai, sử dụng liệu pháp hormone sau mãn kinh làm tăng nguy có mắc bệnh ung thư vú cao.
  • Giới tính, tuổi: Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn nam giới, 99% tất cả các trường hợp ung thư vú xuất hiện ở nữ giới. Phụ nữ lớn tuổi thì có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn phụ nữ trẻ, gần 80% trường hợp có dấu hiệu ung thư vú xuất hiện ở phụ nữ trên 50 tuổi.
  • Gen: Theo thống kê có khoảng 5 – 10 % trường hợp ung thư vú có đột biến gen. Hiện nay, xét nghiệm gen có thể phát hiện được các đột biến Gen BRCA1 và BRCA2; TP53 giúp tiên lượng, sàng lọc ung thư vú.
  • Di truyền: Tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú thế hệ thứ nhất được xem là một yếu tố nguy cơ.
  • Tuổi hành kinh sớm và mãn kinh muộn: Yếu tố nội tiết có liên quan đến bệnh ung thư vú. Ở người có đời sống nội tiết kéo dài (hành kinh sớm, mãn kinh muộn) thuộc vào nhóm có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với người bình thường.
  • Không sinh con hoặc không cho con bú: Không sinh con hoặc sinh con muộn (sau tuổi 30), không cho con bú gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
  • Tiền sử xạ trị vào vùng ngực: Những người có tiền sử tia xạ vào vùng ngực (đặc biệt trước 40 tuổi) làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Thói quen xấu gây ung thư vú

Hiện nay, bệnh ung thư vú có thể phòng tránh được bằng cách hạn chế các yếu tố nguy cơ hay thói quen xấu dẫn đến nguyên nhân ung thư vú. Bệnh được phát hiện ở giai đoạn càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh càng cao. Để sớm phát hiện ra căn bệnh ung thư vú, bạn nên tầm soát ung thư vú thường xuyên, nhất là nhóm đối tượng trên 40 tuổi, có nguy cơ cao mắc căn bệnh này

Sàng lọc sớm được coi là “chìa khóa vàng” để phát hiện và đưa ra các phương pháp ngăn chặn, giảm nguy cơ tử vong và chi phí cho người bệnh. Do phát hiện muộn (70% bệnh nhân điều trị khi đã ở giai đoạn cuối) tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam rất cao.

Tại Việt Nam, Biomedic là đơn vị tiên phong trong công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới (NGS) chuyển giao công nghệ độc quyền từ hãng Illumina (Hoa Kỳ) – đơn vị chiếm đến 90% số lượng các xét nghiệm giải trình tự gen trên toàn thế giới.  

Để được tư vấn chi tiết cũng như chuyển giao công nghệ của xét nghiệm sàng lọc ung thư, vui lòng liên hệ qua hotline 024 3206 6066 

Nguồn: Bài viết có sử dụng thông tin và tài liệu tham khảo từ website: vinmec.com.vn