Ung thư di căn như thế nào?

Ung thư khi phát triển đến giai đoạn muộn, chúng có thể sẽ di căn sang một số bộ phận lân cận khác của cơ thể, thậm chí là những bộ phận xa hơn, chẳng hạn như não. Vậy làm thế nào mà ung thư ở bộ phận này có thể xâm lấn sang bộ phận khác? Và tại sao một số bộ phận lại dễ mắc di căn hơn những bộ phận còn lại?

Di căn còn thường được biết đến là giai đoạn 4 của ung thư, lây lan do tế bào ung thư từ vị trí nguyên phát di chuyển đến thông qua một trong các con đường: Transcoelomic (khoang phúc mạc), lymphatic (hệ bạch huyết) và hematogenous (đường máu).

Transcoelomic

Các khoang trong cơ thể được ngăn cách với nhau bằng lớp màng bụng. Khi di chuyển bằng đường phúc mạc, tế bào ung thư sẽ chọc thủng màng bụng để đi qua và di chuyển đến bộ phận lân cận. Chẳng hạn như tế bào bệnh ở buồng trứng có thể di chuyển theo đường phúc mạc nối buồng trứng với gan, dẫn đến ung thư buồng trứng di căn trên gan.

Lymphatic

Hệ bạch huyết đi qua nhiều bộ phận trong cơ thể nên chúng ngẫu nhiên trở thành một con đường cho tế bào ung thư “quá giang” đến các bộ phận khác.

Hematogenous

Vì hệ thống mạch máu được phân bổ khắp cơ thể nên đây là con đường tiện lợi nhất đối với tế bào ung thư. Ngoài ra, hệ bạch huyết cũng được kết nối với các mạch máu nên trong nhiều trường hợp, tế bào ung thư di chuyển qua hệ bạch huyết và sau đó xâm nhập vào mạch máu để tiếp tục di chuyển bằng đường máu.

Khối u di căn

Sau khi đến được vị trí cần thiết, tế bào ung thư sẽ bắt đầu sinh sôi, tạo ra các tế bào di căn khác và hình thành nên khối u thứ phát. Mặc dù ung thư có thể lây lan sang bất kì bộ phận nào của cơ thể khi tế bào bệnh tiếp cận được. Tuy nhiên, thực tế là mỗi loại ung thư lại có một vị trí di căn khá đặc trưng.

   Ung thư nguyên phát                Các vùng di căn chính
               Gan Phổi, buồng trứng
               Phổi Gan, xương, tuyến thượng thận, não
               Vú Gan, phổi, xương, não
              Đại tràng Gan, phổi
              Xương Gan, phổi, vú, não
             Cổ tử cung Gan, phổi, xương

Để ngăn chặn ung thư tiến triển đến giai đoạn di căn, rất nhiều phương pháp chữa trị hiện nay được áp dụng, điển hình trong đó là liệu pháp miễn dịch. Tuy nhiên, trong khi các nhà khoa học và bác sĩ đang tiếp tục nghiên cứu, áp dụng thành công các phương pháp, chúng ta hãy tự ý thức bảo vệ cơ thể mình bằng một lối sống lành mạnh và thói quen khám sức khỏe chuyên sâu định kì.

Ở mức độ DNA, phương pháp hiệu quả hiện nay được áp dụng là giải trình tự gen để phát hiện những sai lỗi, từ đó có thể sàng lọc nguy cơ và chẩn đoán ung thư sớm.

Nguồn: TedEx