8 đối tượng cần sàng lọc ung thư di truyền càng sớm càng tốt

Theo các nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học về ung thư di truyền thì xác suất ung thư có liên quan đến đột biến gen di truyền chiếm từ 5% đến 10%. Các bác sĩ cũng đưa ra cảnh báo cho 8 trường hợp sau đây cần có sự sàng lọc ung thư càng sớm càng tốt.

Các loại bệnh ung thư di truyền với xác suất cao

Ung thư, gen và các đột biến có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giữa những người có huyết thống càng gần thì xác suất ung thư di truyền càng cao. Các tế bào ung thư di truyền được giữ lại trong cơ thể của thế hệ tiếp theo đến khi gặp điều kiện thuận lợi do ảnh hưởng của lối sống, môi trường mà phát sinh đột biến rồi gây bệnh.

Ung thư buồng trứng là căn bệnh ung thư có xác suất di truyền cao nhất

Theo các nhà khoa học Mỹ dựa trên hơn 3000 trường hợp ung thư đã xác định ra 12 loại ung thư di truyền với xác suất cao nhất bao gồm:

  • Ung thư buồng trứng (19%)
  • Ung thư dạ dày (11%)
  • Ung thư vú (9%)
  • Ung thư tuyến tiền liệt (8%)
  • Ung thư đầu và cổ (8%) 
  • Ung thư thần kinh đệm (8%)
  • Ung thư phổi 1 (8%)
  • Ung thư nội mạc tử cung (7%)
  • Ung thư phổi 2 (7%)
  • Ung thư thận (5%)
  • U nguyên bào đệm (4%)
  • Bạch cầu tủy cấp (4%)

8 đối tượng cần tầm soát ung thư di truyền càng sớm càng tốt

Không phải ai cũng cần thực hiện xét nghiệm di truyền tuy nhiên nếu bạn thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì xét nghiệm được khuyến nghị thực hiện.

Hãy thực hiện tầm soát ung thư càng sớm càng tốt khi có người thân đã mắc bệnh
  • Những người thân trực hệ của bạn bị ung thư (ông bà, bố mẹ, anh chị em, con cái).
  • Có nhiều người thân ở cùng một bên ngoại hoặc bên nội bị ung thư.
  • Họ hàng, gia đình mắc ung thư do đột biến gen.
  • Thành viên trong gia đình mắc từ 2 loại ung thư trở lên.
  • Họ hàng mắc một trong số 12 loại ung thư di truyền nêu trên.
  • Một thành viên gia đình mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
  • Phát hiện vật lý về ung thư di truyền.
  • Thành viên gia đình phát hiện đột biến khi xét nghiệm di truyền.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc phát hiện ra nguy cơ ung thư sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của mỗi người, đặc biệt với trẻ em. Do vậy hãy xem xét thật kỹ càng trước khi tiến hành thực hiện xét nghiệm và đảm bảo không gây cảm xúc tiêu cực đối với đối tượng là trẻ em.

Các phương pháp tầm soát ung thư hiện nay

Bệnh ung thư đối với y học hiện nay đang có rất nhiều bí ẩn chưa được giải đáp tuy nhiên sàng lọc và phát hiện ung thư từ sớm sẽ giúp ích rất nhiều trong điều trị ung thư. Hiện nay chúng ta có một số cách tầm soát ung thư như sau:

  • Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu sẽ giúp tìm ra các dấu ấn ung thư dựa trên cơ sở các loại protein đặc biệt tạo ra ung thư. Như ung thư gan là AFP, ung thư tụy CA19-9, ung thư ruột già là CEA, ung thư buồng trứng là CA 125, ung thư phổi CYFRA 21… 
  • Xét nghiệm máu tìm gen gây ung thư: Dựa trên cơ sở ung thư do đột biến gen gây ra loại xét nghiệm này có khả năng tìm ra các loại đột biến trong cơ thể người bệnh.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Thực hiện chụp CT scan, chụp PET CT, MRI toàn thân dựa trên cơ sở các tế bào ung thư hấp thu nhiều glucose để chuyển hóa.
  • Tầm soát ung thư theo cơ quan đích: Thực hiện kiểm tra từng cơ quan một để phát hiện bệnh.
Xét nghiệm máu là một cách để phát hiện ung thư

Sàng lọc ung thư sớm được coi là “chìa khóa vàng” để phát hiện và kịp thời chữa trị, giảm nguy cơ tử vong cao nhất cho người bệnh. Bên cạnh đó lối sống khoa học, sinh hoạt đúng giờ giấc, môi trường sống sạch sẽ cũng rất quan trọng để giảm sự phát triển của tế bào ung thư di truyền. 

BIOMEDIC cung cấp Giải pháp xét nghiệm sàng lọc, tầm soát ung thư di truyền thế hệ mới.

Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ triển khai. 

Bài viết tham khảo thông tin tại: benhvienk.vn, vietnamnet.vn, benhvienphusanhanoi.vn