Liệu pháp miễn dịch: Tia hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư

Hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại và bệnh tật. Dựa trên lý thuyết này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển liệu pháp miễn dịch vào việc chữa trị ung thư từ lâu. Đến nay, liệu pháp này đang trở thành tia hy vọng mới cho các bệnh nhân ung thư, đặc biệt khi mới đây, nữ bệnh nhân ung thư đầu tiên trên thế giới là bà Judy Perkins (52 tuổi, Mỹ) đã hết khối u ở vú sau 2 năm.

Liệu pháp miễn dịch (Immunotherapy) là một kỹ thuật kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh tấn công lại các tế bào ung thư. Các tế bào miễn dịch tự nhiên trong cơ thể bao gồm: tế bào Lymphokine (LAK), tế bào đuôi gai (DC), tế bào NK và tế bào Cytotoxic T Lymphocytes (CTL).

Các nhà nghiên cứu đã tạo ra phiên bản của tế bào T, gọi là CAR-T . Với mỗi loại ung thư cụ thể, các nhà khoa học sẽ tùy chỉnh tế bào T về 0 thông qua máy tách tế bào T và tế bào bạch cầu trong máu. Sau đó, họ sẽ lấy tế bào T trộn với loại virus đã bị vô hiệu hóa và không có khả năng gây bệnh rồi tiêm trở lại vào cơ thể bệnh nhân. Virus khi đó trở thành chỉ dẫn di truyền để tế bào T phát triển một thụ thể nhân tạo gọi là thụ thể kháng nguyên tái tổ hợp (CAR – Chimeric Antigen Receptor). Chúng sẽ theo dõi mục tiêu là các tế bào ung thư và tổ chức cuộc tấn công khi cần thiết.

Các tế bào miễn dịch CAR-T đầu tiên được thử nghiệm để chống lại các bệnh bạch cầu và ung thư hạch mang dấu hiệu hoặc kháng nguyên CD19. Một khi các kháng nguyên và và tế bào CAR-T được tiêm vào mạch máu, chúng sẽ giải phóng các hóa chất độc hại để tiêu diệt tế bào ung thư cho đến khi không còn dấu hiệu của tế bào ung thư nữa.

Xem video tại:

 

Nguồn: Associated Press Archive Youtube channel

Dịch: Biomedic JSC