Ung thư dạ dày là loại ung thư hay gặp nhất trong số các loại ung thư của đường tiêu hoá. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở nam giới là 19,3/100.000 người và ở Nữ là 9,1/100.000 người. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 40 – 60, nam gấp 2 lần nữ.
Kết quả điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chẩn đoán sớm là quan trọng nhất. Nếu được chẩn đoán sớm khi tổn thương chưa xâm lấn qua lớp cơ của thành dạ dày thì thời gian sống thêm sau mổ trên 5 năm là từ 80 – 90%, nếu chẩn đoán muộn khi tổn thương đã vượt qua lớp cơ và lan ra thanh mạc thì thời gian sống thêm sau mổ trên 5 năm chỉ vào khoảng 10 – 15%.
1. Cần sàng lọc ung thư dạ dày khi gặp các triệu chứng sau:
Các triệu chứng sau đây có thể cho thấy bệnh tiến triển:
2. Những ai cần sàng lọc ung thư dạ dày?
Khám sàng lọc được thực hiện cho những bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Ở một số nước phát triển như Nhật Bản, nơi mà ung thư dạ dày là một bệnh thường gặp thì việc sàng lọc trên diện rộng có thể giúp phát hiện sớm bệnh lý ung thư dạ dày. Bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm để kiểm tra như: Nội soi dạ dày, sinh thiết tổn thương nghi ngờ, xét nghiệm về chất chỉ điểm khối u…
Nguồn: Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec