Hóa trị (hay còn được gọi là chemo) là một phương pháp điều trị có sử dụng thuốc để ngăn chặn, tiêu diệt hoặc làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. Thông thường, hóa trị sẽ được phối hợp với một số phương pháp điều trị ung thư khác. Nhưng đối với một số bệnh nhân, hóa trị có thể là phương pháp điều trị duy nhất, tùy thuộc vào loại ung thư họ mắc, mức độ lan rộng và tình trạng sức khỏe của họ.
1. Các hình thức hóa trị
2. Hóa trị có thể gây ra tác dụng phụ
Hóa trị không chỉ giết chết các tế bào ung thư đang phát triển nhanh mà còn giết chết hoặc làm chậm sự phát triển của các tế bào khỏe mạnh xung quanh. Chính vì thế, việc xuất hiện những tác dụng phụ trong quá trình hóa trị là điều khó tránh khỏi.
Tác dụng phụ xuất hiện sớm và thường gặp nhất: sốc phản vệ, mệt mỏi, kiệt sức, buồn nôn, sốt… Bệnh nhân cần có kế hoạch sinh hoạt và ăn uống điều độ trước và sau ngày hóa trị để giảm thiểu những tác dụng phụ không mong muốn này.
Tác dụng phụ xuất hiện sau vài tuần: thiếu máu, tiêu chảy, rụng tóc, giảm thính lực…
Tác dụng phụ muộn sau vài năm: vô sinh, suy tim, xơ gan, xuất hiện đột biến di truyền hoặc tái phát loại ung thư mới.
Mỗi loại thuốc hóa trị đều có độc tính riêng, bác sĩ ung thư cần cảnh báo trước cho bệnh nhân những tác dụng phụ này và có kế hoạch để kiểm soát chúng. Có nhiều người cho rằng, việc xuất hiện tác dụng phụ là chứng tỏ việc hóa trị đang tiến triển tốt, còn nếu không có tác dụng phụ nghĩa hóa trị chưa phát huy tác dụng nào. Sự thật là tác dụng phụ không liên quan gì đến việc hóa trị liệu đang chống ung thư tốt đến mức nào.
Tác dụng phụ rụng tóc sau hóa trị (Ảnh nguồn: Internet)
3. Các cách sử dụng hóa trị phổ biến
Tham khảo thêm bài viết: https://www.biomedic.com.vn/phau-thuat-ung-thu/
Dịch nguồn: https://www.cancer.gov