Thất bại làm tổ đáng tiếc lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến không đậu thai trong TTTON (IVF). Trong quá trình thực hiện IVF, bác sĩ phải biết đánh giá, tiên lượng và điều trị yếu tố quan trọng này nếu như muốn tối ưu hoá tỷ lệ thành công. Thất bại làm tổ cũng được nhắc đến nhiều trong “thất bại IVF nhiều lần không rõ nguyên nhân”, “sảy thai liên tiếp” và thất bại IVF ở những trường hợp phụ nữ có bất thường về giải phẫu tử cung, bất thường về các yếu tố miễn dịch
Mặc dù quá trình thụ tinh xảy ra trong phòng thí nghiệm, phôi phát triển tốt trong ống nhưng rất nhiều phụ nữ đã phải trải qua nhiều lần thất bại trong IVF khi chuyển phôi thất bại.
Khi trứng và tinh trùng hợp nhất với nhau, phôi được hình thành và phân chia nhanh chóng và đến tử cung trong giai đoạn phôi nang (hoặc vào ngày thứ 5 sau chuyển phôi trong chu kỳ IVF). Khi ở trong tử cung, phôi nang bắt đầu tiếp xúc với niêm mạc tử cung bằng cách tiết ra các phân tử protein. Nếu phôi đủ khả năng, niêm mạc tử cung dễ tiếp nhận và cho tỉ lệ thành công cao trong cấy ghép.
Nếu phụ nữ chuyển phôi thất bại nhiều lần hoặc chuyển phôi 2 lần thất bại trở lên thì rất có thể là do: Phôi không đủ tốt (bất thường về mặt di truyền) hoặc niêm mạc tử cung không đủ khả năng tiếp nhận (không cho phép phôi cấy đủ). Trong quá trình thực hiện IVF, bác sĩ sẽ tiêm hormone để trứng gặp thụ tinh, tạo thành phôi. Hormone (estrogen và progesterone) cũng được sử dụng làm cho tử cung sẵn sàng chấp nhận phôi. Người phụ nữ cũng được khuyến cáo để đạt trạng thái sức khỏe tốt nhất.
Theo các bác sĩ Khoa Hỗ trợ sinh sản và Nam học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, khoảng 80% thất bại thụ tinh trong ống nghiệm là do phôi không vẹn toàn mà phần lớn nguyên nhân là do bất thường số lượng nhiễm sắc thể do tuổi cao của mẹ, giảm dự trữ buồng trứng, bất thường tinh trùng chồng cũng như do phác đồ kích thích buồng trứng của bác sĩ.
Tất cả những tổn thương này đều gây cản trở cho sự làm tổ của phôi vì chúng đóng vai trò như một loại ổ viêm, có cơ chế tương tự như dụng cụ tử cung, gây viêm và cản trở phôi làm tổ.
– Bất thường về độ dày niêm mạc tử cung: Độ dày lý tưởng của niêm mạc tử cung vào ngày rụng trứng hoặc ngày chọc trứng là lớn hơn 9 mm. Điều đấy có nghĩa: với độ dày niêm mạc thấp hơn 8mm thì tỷ lệ có thai trong thụ tinh trong ống nghiệm là thấp.
– Bất thường về các yếu tố miễn dịch: Có những phụ nữ tự sản xuất ra kháng thể kháng lại những phức hợp tế bào của chính cơ thể mình. Những kháng thể tự miễn này có liên quan đến sự sản xuất các kháng thể kháng phospholipid, kháng giáp trạng và kháng buồng trứng. Tất cả các yếu tố này nếu như được tiết ra quá mức sẽ phá hủy lớp tế bào nuôi của phôi dẫn đến thất bại làm tổ.
Để được tư vấn chi tiết cũng như chuyển giao công nghệ của xét nghiệm Illumina PGS, vui lòng liên hệ qua hotline 024 6266 2020.
Nguồn: Bài viết có sử dụng thông tin và tài liệu tham khảo từ website: vinmec.com.vn, vtv.vn