Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là với bệnh nhân. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và phù hợp sẽ có tác động đến hiệu quả điều trị cũng như sự bình phục của bệnh nhân.
Đối với bệnh nhân ung thư vú, sau khi có chẩn đoán ung thư vú, người bệnh thường có khuynh hướng đánh giá lại chế độ dinh dưỡng và mong muốn thực hiện các chế độ ăn lành mạnh. Hầu hết các chị em phụ nữ tin và nghĩ rằng họ cần phải thay đổi một chế độ ăn uống thật chặt chẽ, thật lành mạnh để đảm bảo kết quả tốt sau điều trị ung thư vú.
Tuy không có loại thực phẩm hoặc chế độ ăn nào có thể được xem như là “giải pháp thần kỳ” để ngừa ung thư vú tái phát, Viện Ung thư Quốc gia (NCI) đã đưa ra một số hướng dẫn về phòng chống ung thư và có thể áp dụng giảm nguy cơ tái phát ung thư vú.
? Chế độ ăn tăng cường trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, giảm lượng thức ăn đóng hộp, muối chua và ướp muối, hun khói. ️
? Chế độ ăn giảm chất béo
– Hạn chế chất béo bão hòa nguồn gốc từ mỡ bò, heo, cừu, nội tạng như lòng, tim gan, phổi, cật, pho mát, kem, bơ.
– Giảm lượng thịt đỏ (bò, cừu, heo, bê, trâu, ngựa). Không nên ăn quá 300- 500g thịt đỏ mỗi tuần, lý tưởng có thể ăn 2 lần/ tuần, lần 100-150g kèm rau củ để tiêu hóa thịt đỏ.
– Giảm thực phẩm có chứa axit béo trans như các sản phẩm nướng, bánh quy và bơ thực vật được chế biến sẵn. – Tăng lượng lean protein (protein không mỡ) như thịt gia cầm (gà, vịt, ngỗng), cá và protein thực vật (đậu và đậu lăng).
– Tăng lượng cá lên gấp 3 lần mỗi tuần sẽ làm tăng lượng chất béo không no omega-3-polyunsaturated. ️ Đạt được cân nặng ổn định và duy trì cho cơ thể khỏe mạnh Phụ nữ thừa cân hoặc béo phì có mức estrogen lưu thông trong máu cao hơn so với phụ nữ có trọng lượng cơ thể lý tưởng. Thừa cân hoặc béo phì được xác định bởi chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn 25 là thừa cân, hoặc lớn hơn 30 là béo phì. ️
? Hạn chế thức uống có cồn
Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa uống rượu và ung thư vú. Hướng dẫn chế độ ăn cho rằng phụ nữ không nên uống nhiều hơn một ly mỗi ngày.
Hãy nhớ rằng chế độ ăn lành mạnh cũng chỉ là một trong các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Việc tập thể dục và kiểm soát stress, căng thẳng cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc cải thiện sức khỏe mà mỗi cá nhân cần lưu ý.