Andenovirus qua góc nhìn chuyên gia

Virus Ademo (Adenovirus) là một tác nhân gây nhiều bệnh khác nhau và phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, thời gian gần đây, thông tin về Adeno và các bệnh liên quan, đặc biệt là các ca bệnh trên người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người già, người mắc bệnh mạn tính đang được chú ý và quan tâm. Vậy Adenovirus là gì? Adenovirus lây truyền bệnh gì và cách phát hiện, chữa bệnh ra sao?

Hãy cùng Biomedic trao đổi với Tiến sĩ Lê Thị Hội – Tiến sĩ Công nghệ Sinh học, Đại học Greifswald, Đức, người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy lĩnh vực Vi sinh để tìm hiểu về Adenovirus dưới góc nhìn chuyên môn.

  1. Adenovirus là gì?

Adenovirus được phát hiện lần đầu vào năm 1953 bởi một nhóm nhà khoa học Wallace P. Rowe và Robert J. Huebner từ Amidan vòm (tiếng Anh là Adenotonsillar hay Adenoid) và Amidan của người; từ đó virus này được đặt tên là Adenovirus. Adenovirus thuộc họ Adenoviridae và được chia thành hai nhóm chính: nhóm gây bệnh ở chim (Aviadenovirus) và nhóm gây bệnh ở động vật có vú (Mastadenovirus).

Adenovirus gây bệnh ở người được chia thành 7 nhóm với kí hiệu từ A đến G bao gồm 54 type khác nhau dựa vào nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh học phân tử. Tùy vào thể trạng mỗi người, Adenovirus có thể gây bệnh với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Adenovirus thường gây nguy hiểm đối với những người có sức đề kháng kém, đặc biệt là người già, trẻ em và những người có bệnh lý nền.

Adenovirus là virus không có vỏ bọc với vật chất di truyền là ADN mạch kép, thẳng. Vỏ capsid của Adenovirus hình tứ diện đối xứng với cấu trúc đặc biệt gồm các capsomengũ giác và lục giác đặc trưng của virus. Adenovirus có đường kính 70 – 80 mm với kích thước ADN khoảng 40 kilobase, các sợi protein như ăng-ten gắn vào các capsome ngũ giác, tạo cho các virus trông giống như một “vệ tinh”.

  1. Phương thức & các bệnh lây truyền do Adenovirus

Adenovirus lây truyền trực tiếp giữa người với người: qua giọt bắn khi ho, hắt hơi; lây qua niêm mạc: do bơi lội hoặc nguồn nước có chứa dịch từ mắt, mũi, họng hoặc phân của bệnh nhân nhiễm bệnh. Ngoài ra, virus này có thể lây truyền gián tiếp: qua tiếp xúc với đồ dùng bệnh nhân bị nhiễm Adenovirus

Khi lây nhiễm qua đường hô hấp (dịch từ mũi, miệng,… của người bệnh), có thể gây ra các bệnh như:

+          Viêm đường hô hấp cấp: người mắc phải có biểu hiện viêm họng, đau họng, ho, hạch cổ bạch huyết sưng đau, sốt cao. Bệnh thường kéo dài 3 – 4 ngày.

+          Viêm họng cấp: thường phát hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với các biểu hiện như viêm họng, ho, sốt, chảy nước mũi. Bệnh thường kéo dài 7 – 14 ngày.

+          Viêm họng kết mạc: Ngoài những triệu chứng như viêm họng cấp, người bệnh có triệu chứng mắt đỏ, chảy dịch trong.

+          Viêm phổi: người bệnh sốt cao đột ngột, ho, sổ mũi, có các dấu hiệu tổn thương ở phổi và có thể lan rộng, để lại di chứng nguy hiểm. Tỉ lệ tử vong lên tới 8-10%.

Lây nhiễm qua đường tiêu hóa, tiết niệu: nếu ăn, uống phải thức ăn có nhiễm phân (chất thải) của người bệnh. Các triệu chứng có thể bắt đầu từ 3-10 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Các triệu chứng thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần.

+          Viêm dạ dày, viêm ruột: thường gặp ở trẻ nhỏ, có biểu hiện tiêu chảy kéo dài 7 ngày, sốt, đau đầu, buồn nôn, viêm kết mạc. Virus gây bệnh ở đường tiêu hóa và được đào thải theo đường đại tiện

+          Viêm bàng quang

–           Bệnh viêm kết mạc mắt: người bệnh có kết mạc mắt đỏ, có thể 1 bên hoặc cả 2 bên, chảy dịch trong, ngứa và nhạy cảm với ánh sáng.

Ngoài ra, Adenovirus còn gây ra một số bệnh về thần kinh, viêm màng não, loét bộ phận sinh dục… Trong thời gian gần đây, người ta còn phát hiện ra phần lớn trẻ bị viêm gan do nhiễm Adenovirus.

  1. Điều trị

Điều trị nhiễm Adenovirus là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc kháng virus nào được chứng minh là có hiệu quả, mặc dù ribavirin và cidofovir đã được sử dụng trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch cho các kết quả khác nhau.

  1. Cách phòng ngừa
  • Tránh tiếp xúc, giữ khoảng cách với người bị nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm Adenovirus
  • Thường xuyên rửa tay với nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
  • Hạn chế tiếp xúc vào miệng, mắt hoặc mũi khi tay chưa được làm sạch
  • Thường xuyên kiểm tra nguồn nước uống và nước dùng hàng ngày
  • Hạn chế sử dụng các vật dụng công cộng

Nếu nhiễm bệnh, hãy áp dụng những biện pháp dưới đây để hạn chế lây lan cho người xung quanh và xã hội:

  • Tránh tiếp xúc và giữ khoảng cách với người khác khi bị ốm
  • Hắt hơi và ho vào khuỷu tay hoặc khăn giấy
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
  1. Phương pháp xét nghiệm & Chẩn đoán

–           Đánh giá lâm sàng

–           Xét nghiệm huyết thanh

–           Xét nghiệm phản ứng chuỗi Polymerase thời gian thực (Real-time PCR) dịch tiết hô hấp, phân, nước tiểu, kết mạc, tăm bông trực tràng hoặc máu với trường hợp bị nặng.

Trước thực tiễn số ca bệnh mắc Adenovirus ngày càng gia tăng, bên cách phòng bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch Adenovirus từ đó triển khai xử lý triệt để, hạn chế lây lan ra diện rộng.

Bộ kit GeneProof Adenovirus PCR Kit (Cộng hòa Séc) đạt chứng nhận CE-IVD giúp định tính và định lượng với độ đặc hiệu 100% đối với Adenovirus. GeneProof Adenovirus PCR Kit là sản phẩm tương thích với phần lớn các thiết bị Realtime PCR trên thị trường hiện nay. Với mẫu đầu vào đa dạng (dịch hút, huyết tương, mẫu phân, mẫu phết, nước tiểu và máu toàn phần). GeneProof Adenovirus PCR Kit cho phép phát hiện cả các loài Adenovirus ở đường hô hấp (A-D), G và các loài ở hệ tiêu hóa (E-F), kể cả type 41. Bộ thuốc thử sử dụng Ready-to-use Master Mix giúp quy trình xét nghiệm trở nên tối ưu, đơn giản, tiết kiệm thời gian và giảm sai số thao tác, đảm bảo độ chính xác cho kết quả xét nghiệm.

GeneProof Adenovirus PCR Kit đã được các đơn vị như Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Phương Đông, bệnh viện Hồng Ngọc hay Medlatec,… tin tưởng sử dụng. GeneProof Adenovirus PCR Kit hiện đang được Công ty Cổ phần Vật tư Khoa học Biomedic phân phối và chuyển giao công nghệ.