Hiện nay, tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam xảy ra rất nhiều và diễn biến phức tạp, khiến việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do sự thiếu hiểu biết và trình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh. Trong bài viết này, Biomedic sẽ cho các bạn biết kháng sinh có tác dụng như thế nào và trường hợp nào nên sử dụng kháng sinh điều trị, trường hợp nào thì không.
Tác dụng của kháng sinh
Kháng sinh là chất được tổng hợp hoặc bán tổng hợp từ các vi sinh vật, nấm. Kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Mỗi loại thuốc kháng sinh lại có tác dụng đặc hiệu với một số loại vi khuẩn cụ thể. Chẳng hạn, thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng hô hấp thì có thể sẽ không hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng đường huyết và ngược lại.
Vì sao kháng sinh bất lực trước virus?
Ngoài vi khuẩn, các bệnh truyền nhiễm còn do virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Nhưng kháng sinh lại không thể điều trị được những bệnh truyền nhiễm do các nguyên nhân này gây nên. Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào nhỏ, còn virus chưa phải là một tế bào hoàn chỉnh với vỏ ngoài là lớp protein chứa nhiều kháng nguyên, bao quanh bộ gen bên trong (DNA hoặc RNA) nên virus bắt buộc phải ký sinh bên trong tế bào sống của vật chủ. Vì thế, nếu sử dụng kháng sinh thì thay vì tiêu diệt virus, thuốc sẽ tiêu diệt tế bào sống của vật chủ. Ngoài ra, nhiều loại virus tồn tại trong tế bào ở dạng không hoạt động hoặc có khả năng phân mảnh rồi lại tái tổ hợp để tạo nên chủng virus mới với khả năng kháng thuốc rất cao.
Các tác dụng phụ khi lạm dụng kháng sinh:
Khi nào nên sử dụng kháng sinh
Cơ thể người có cơ chế ngăn chặn bệnh truyền nhiễm riêng bằng cách khi phát hiện có vi khuẩn, cơ thể sẽ tăng lưu lượng máu tại tổ chức viêm nhiễm, ra lệnh cho các tế bào của hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt vi khuẩn. Hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể gắn vào vi khuẩn giúp xác định và tiêu diệt vi khuẩn. Chúng cũng có thể khử hoạt tính của các độc tố được tạo ra bởi các tác nhân gây bệnh cụ thể (chẳng hạn như uốn ván, bạch hầu). Kháng sinh được sử dụng trong các trường hợp viêm nhiễm như vậy nhưng ở tình trạng nặng hơn, với cơ chế làm gián đoạn quá trình trao đổi chất của vi khuẩn, khiến vi khuẩn yếu đi rồi sau đó tiêu diệt chúng.
Tuy nhiên, có một số trường hợp kháng sinh cũng không thể tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh do tình trạng kháng kháng sinh
Khi nào không được sử dụng kháng sinh
Trong trường hợp nhiễm virus, hệ miễn dịch sử dụng tế bào đặc biệt là T-lymphocytes để nhận biết và tiêu diệt các tế bào chứa virus, vì bề mặt của các tế bào nhiễm virus thay đổi khi virus bắt đầu nhân lên. Nhiều virus khi được phóng thích từ các tế bào bị nhiễm bệnh sẽ bị loại bỏ đáng kể bởi các kháng thể có sẵn trong cơ thể (được tạo ra trước đó nhờ tiêm chủng vắc-xin).
Vì vậy, cách tốt nhất để điều trị bệnh do virus gây ra là tiêm ngừa vắc-xin theo giai đoạn thích hợp. Khi nhiễm virus, chúng ta nên sử dụng thuốc kháng virus (nhóm thuốc khác hoàn toàn với kháng sinh) vì thuốc kháng virus sẽ can thiệp vào các enzym của virus. Do đó, khi bị cảm cúm, cảm lạnh hay viêm phế quản, chảy nước mũi (ngay cả khi chất nhờn dày, màu vàng hoặc xanh lá cây), bạn tuyệt đối không nên dùng kháng sinh mà dùng thuốc kháng virus. Chẳng hạn, để điều trị cúm thông thường do virus gây ra, người ta thường dùng tamiflu, relenza, symmetrel hoặc flumadine…
Dùng thuốc kháng sinh có trách nhiệm
Tình trạng kháng kháng sinh không chỉ ảnh hưởng đến cá thể bệnh nhân mà nó còn có khả năng lây truyền virus đã tiến hóa kháng thuốc sang cộng đồng. Giải pháp nằm ở việc sử dụng kháng sinh một cách có trách nhiệm từ phía bác sĩ, dược sĩ và bệnh nhân:
Bác sĩ: Chỉ kê kháng sinh khi xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn.
Dược sĩ: Chỉ bán kháng sinh theo đơn kê của bác sĩ, không bán kháng sinh tràn lan để điều trị tất cả các loại bệnh.
Bệnh nhân:
Tổng hợp từ nguồn: www.betterhealth.vic.gov.au và www.cdc.gov