SARS-CoV-2 có thể tồn tại lâu như chủng virus SARS đầu tiên
Theo một nghiên cứu mới của Viện Y học Quốc gia, Đại học Princeton, Tạp chí Y học New York, Tạp chí Y học Quốc gia, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Đại học California tại Los Angeles (UCLA) và Đại học Princeton cho biết các nhà khoa học phát hiện ra rằng SARS-CoV-2 có thể sống từ vài giờ đến vài ngày trong các sol khí (hay còn gọi là khí dung là những giọt bụi nước hòa vào trong không khí) và trên bề mặt.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong các sol khí gần ba giờ, gần bốn giờ trên đồng, lên đến 24 giờ trên bìa carton và hai đến ba ngày trên nhựa và thép không gỉ.
Kết quả nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng về tính ổn định của SARS-CoV-2, nguồn gây bệnh COVID-19 và gợi ý rằng mọi người có thể lây bệnh qua không khí và sau khi chạm vào các vật thể bị dính virus. Thông tin nghiên cứu này đã được chia sẻ rộng rãi trong hai tuần qua sau khi các nhà nghiên cứu đặt nội dung lên hệ thống Preprint Servers để nhanh chóng chia sẻ dữ liệu của họ với các đồng nghiệp.
Các nhà khoa học của NIH, từ Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia tại Montana thuộc Phòng thí nghiệm Rocky Mountain, đã so sánh sự ảnh hưởng của môi trường đến SARS-CoV-2 và SARS-CoV-1, gây ra dịch SARS. SARS-CoV-1 bắt nguồn từ Trung Quốc và đã lây nhiễm hơn 8.000 người vào năm 2002 và 2003. SARS-CoV-1 đã bị diệt trừ bằng các biện pháp theo dõi tiếp xúc và cách ly các ca bệnh và không có trường hợp nào được phát hiện thêm kể từ năm 2004. SARS-CoV-1 là loại coronavirus ở người có sự tương quan chặt chẽ nhất với SARS-CoV-2. Trong nghiên cứu về sự sống của chúng, hai loại virus hoạt động tương tự nhau, nhưng rất tiếc nó không giải thích được tại sao COVID-19 lại trở thành dịch bệnh có mức độ nghiêm trọng hơn.
Nghiên cứu của NIH đã cố gắng tạo ra virus tương tự virus lấy từ người bị nhiễm bệnh lên các bề mặt hàng ngày trong môi trường gia đình hoặc bệnh viện, chẳng hạn như thông qua ho hoặc chạm vào đồ vật. Sau đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu xem virus có thể tồn tại bao lâu trên các bề mặt này.
Bộ Y tế Việt Nam đang tập trung mọi nguồn lực, công sức để phát hiện, khoanh vùng, xét nghiệm, quản lý khu cách ly tập trung, khu vực bệnh viện, không để xảy ra lây nhiễm chéo virus gây bệnh COVID-19 trong cộng đồng.
Với những biện pháp cách ly và khoanh vùng bệnh dịch nhanh chóng của Bộ Y tế đã làm giúp hạn chế sự lây nhiễm chéo trong cộng đồng dân cư Việt Nam. Có thể thấy chủ trương chống dịch của Bộ Y tế đã mang lại hiệu quả cao vì vậy mọi người dân hãy nâng cao ý thức hơn nữa, hãy cùng chung tay chống dịch bệnh Covid-19.
Nguồn tham khảo: www.nih.gov